Khoan Khảo sát địa chất công trình Việt Nam
Mục đích công tác khoan khảo sát địa chất công trình?
Khoan khảo sát địa chất công trình để có tài liệu về địa chất công trình phục vụ phương án chọn lựa móng hoặc cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết về địa kỹ thuật trong khu vực dự kiến xây dựng công trình, làm cơ sở để chọn vị trí hợp lý và thiết kế cơ sở các hạng mục công trình.
Yêu cầu của công tác khoan khảo sát địa chất?
– Xác định chính xác được địa tầng, vẽ được mặt cắt địa chất tại các vị trí dự kiến bố trí cụm công trình đầu mối cho các phương án.
– Xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất nền cần thiết phục vụ cho bước thiết kế cơ sở (theo phương pháp cắt nén 1 trục).
– Các mặt cắt địa chất phải được vẽ bằng phần mềm Autocad (hoặc tương đương). Tài liệu, báo cáo phải được chế bản bằng máy tính, được in ra giấy và lưu trên đĩa CD để giao nộp.
Tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình áp dụng?
Công tác trắc địa trong xây dựng : TCVN 9398 – 2012
Khảo sát cho xây dựng. Nguyên tắc cơ bản : TCVN 4419 –1987
Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình : TCCVN 9362 – 2012
Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình : TCVN 9437 – 2012
Đất xây dựng – Lấy mẫu, Bao gói, Vận chuyển và Bảo quản mẫu: TCVN 2683 – 2012
Mẫu đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường – Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT): TCVN 9351 – 2012
Đất xây dựng – Phương pháp chỉnh lý thí nghiệm mẫu đất : TCVN 9153 – 2012
Quy trình thí nghiệm đất trong phòng thí nghiệm:
Thành phần hạt : TCVN 4198 – 2012
Độ ẩm : TCVN 4196 – 2012
Dung trọng : TCVN 4202 – 2012
Khối lượng riêng : TCVN 4195 – 2012
Giới hạn Atterberg : TCVN 4197 – 2012
Thí nghiệm cắt phẳng : TCVN 4199 – 2012
Thí nghiệm nén lún : TCVN 4200 – 2012
Mẫu Phân tích khả năng ăn mòn Bê tông: : TCVN 3994 – 1985
Quy trình, phương pháp, thiết bị khoan khảo sát địa chất?
Công tác khoan khảo sát địa chất?
– Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 9437:2012 – Khoan thăm dò địa chất công trình
– Thiết bị và dụng cụ khoan:
+ Máy khoan XJ 100 (Trung Quốc) và các dụng cụ khoan
+ Máy bơm ly tâm
+ Ống thép mở lỗ đường kính trong Ø110mm
+ Ống lấy mẫu: ống nhựa đường kính trong Ø90mm, dài 200mm.
– Phương pháp khoan: Khoan xoay lấy mẫu, bơm rửa bằng dung dịch tại chỗ (Trong trường hợp gặp đất rời, hạt thô, dễ sập lở thành hố khoan thì có thể sử dụng dung dịch sét bentonit tỷ trọng 1,13)
Lấy mẫu và thí nghiệm hiện trường?
Lấy mẫu khoan khảo sát địa chất:
Mẫu đất nguyên dạng được lấy tại mỗi khoảng độ sâu 2 mét bằng ống mẫu thành mỏng.
Sau đó mẫu đất được lấy lên khỏi hố khoan, tiến hành bọc mẫu bằng parafin để giữ cho độ ẩm của mẫu không thay đổi trong quá trình bảo quản và vận chuyển mẫu.
Mực nước trong hố khoan được quan sát và theo dõi trong quá trình khoan và sau khi kết
thúc công tác khoan. Chiều sâu mực nước ngầm được mô tả trong các hình trụ hố khoan sau khi mực nước ổn định.
Công tác lấp hố khoan sẽ được thực hiện sau khi kết thúc công tác khoan hoặc sau khi xác
định xong mực nước ngầm và lấy mẫu nước.
Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu:
+ Mẫu nguyên dạng: mẫu lấy lên khỏi hố khoan, ngay lập tức cho vào ống mẫu, gắn kín để
giữ độ ẩm tự nhiên của mẫu. Gắn nhãn mẫu, bảo quản mẫu nơi thoáng mát, tránh va đập.
+ Trên nhãn mẫu cần ghi đầy đủ nội dung: tên công trình, số hiệu mẫu, độ sâu lấy mẫu, loại đất, yêu cầu phân tích, ngày lấy mẫu, người lấy mẫu.
+ Mẫu lõi SPT (được lấy khi không thể lấy được mẫu nguyên dạng): lấy mẫu ra khỏi thân
của đầu xuyên, được cho vào túi không thấm nước, gắn nhãn mẫu. Bảo quản nơi thoáng mát.
+ Lập phiếu gửi mẫu và gửi ngay mẫu về phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ từ khi lấy
mẫu.
+ Nội dung và quy cách mô tả địa tầng, ghi chép các số liệu khoan, SPT theo đúng hướng dẫn của quy phạm. Mô tả địa tầng phải ghi đầy đủ loại đất, cỡ hạt, màu sắc, trạng thái của đất và các vật liệu khác lẫn trong đất (nếu có) như mùn hữu cơ, vỏ sò ốc, các vật lạ, …
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)
– Mục đích chính của thí nghiệm này là cung cấp các thông tin về mức độ cố kết tương đối của các tập trầm tích như cát và sạn. Tuy các thông số sức bền của đất được đề cập một cách gần đúng, nhưng nó cung cấp một cái nhìn tổng quát về điều kiện của đất nền.
+ Trung bình 02m/1 TN.
– Phương pháp thí nghiệm:
Khi công tác lấy mẫu kết thúc, đầu SPT được đưa xuống đáy hố, lắp đặt bộ cần và tạ đóng,
kiểm tra độ gấp nhả tạ, độ gấp thẳng đứng của cần đóng. Chọn điểm cố định và đánh dấu trên cần khoan 3 đoạn liên tiếp, mỗi đoạn dài 15cm, tổng cộng 45cm phía trên điểm chuẩn.
Tiến hành thí nghiệm, đếm và ghi số búa cần thiết để mũi xuyên cắt sâu vào đất theo từng khoảng 15cm đã vạch trên cần khoan.
Chỉ số N là tổng số búa của hai hiệp sau. Kết thúc thí nghiệm, xoay cắt mẫu và thu hồi bộ dụng cụ xuyên.
Quy trình khoan địa chất công trình?
+ Chuẩn bị toàn bộ các thiết bị cần thiết, dung dịch khoan, kiểm tra kỹ lưỡng tình
trạng máy móc.
+ Lắp đặt máy khoan tại vị trí lỗ khoan vững chắc, ổn định, và thân máy song song
với ranh công trình. Hàn định vị máy khoan không cho dịch chuyển trong quá trình khoan, canh chỉnh thủy chuẩn để thân máy và cần khoan vuông góc với nhau.
+ Kết nối bộ dụng cụ khoan với cần chủ đạo và bắt đầu cho khoan mở lỗ.
+ Bắt đầu khoan và bơm nước tuần hoàn cho tới khi bộ khoan cụ xuyên vào đất
nền tới chiều sâu lấy mẫu. Tốc độ khoan được điều chỉnh phù hợp với địa tầng.
+ Bơm rửa sạch đáy của lỗ khoan sau đó nâng bộ dụng cụ khoan lên khỏi đáy lỗ khoan.
+ Thực hiện công tác lấy mẫu.
+ Nâng ống mẫu lên trên bề mặt.
+ Lắp dụng cụ SPT và thực hiện thí nghiệm SPT
+ Tiếp tục thực hiện khoan cho tới chiều sâu dự kiến.
Lập báo cáo?
Sau khi hoàn thành công tác khảo sát ngoài hiện trường và thí nghiệm trong phòng, tiến
hành tổng hợp tài liệu, lập báo cáo khảo sát với nội dung cụ thể như sau:
Lập hình trụ hố khoan
Phân chia các lớp đất
Bản vẽ mặt bằng bố trí lỗ khoan, mặt cắt địa chất
Lập bảng tổng hợp, thống kê số liệu địa chất, xác định áp lực tính toán của đất nền.
Các Căn Cứ Pháp Lý liên quan đến khoan khảo sát địa chất công trình:
- Nhiệm vụ quy mô công trình;
- Luật xây dựng ngày 26/12/2003;
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 và số 83/2009 NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- NĐ số 209/2004/NĐ-CP ngày 26/05/2004 và số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 về Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình
Quan trắc mực nước và lưu lượng giếng khoan tự động?
Copy here Using Arduino to read rs485 Modbus RTU holding registers